Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Cách bảo trì van bướm

I - Nguyên lý hoạt động van bướm

Để van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
- Đường kính của 2 đường ống lắp Van Bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
- Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
- Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng
- Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa  mặt bích và van
- Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van
- Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.
- Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
- Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

1 - Hình ảnh van bướm



II- Cách thức bảo trì:

- Với có cần van chuyển động, bụi hay các vật chất khác có thể bám vào gây khó khăn cho trong việc vận hành van. Đến những mốc thời gian nhất định đã lập ra trong kế hoạch bảo trì thiết bị do phòng cơ điện đề ra cần tiến hành bảo trì (tốt nhất là từ 3- 6 tháng một lần) những người trực tiếp vận hành cần phải:
 - Giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra ngoài một số loại van yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía trong
 - Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng thời gian từ 2-3 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong van như: đĩa van, tấm đệm có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không , nếu không còn đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế ngay để tránh các hậu quả sau này khi sử dụng .
 Lưu ý:
+ Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°.
+ Van bướm là van có thể dùng để đìêu tiết dòng chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng Van Bướm có cơ cấu gài góc độ mở.
Cơ cấu gài góc độ mở:
Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở ban đầu

III - Phân loại van bướm

Van bướm tay gạt
Van bướm tay quay
Van Bướm vô Lăng 
Van bướm tay quay vô lăng.

Phân loại Van Bướm theo chất liệu

Van bướm gang.
Van bướm thép.
Van bướm inox.
Phân loại Van Bướm theo kiểu tác động

Van bướm điều khiển bằng cơ.

Van bướm điều khiển bằng khí nén.
Van bướm điều khiển bằng điện.
Phân loại Van Bướm theo nhà sản xuất:

Van bướm Thổ Nhĩ Kỳ

Van bướm Đài Loan
Van bướm hàn quốc ( Samwoo, Seung Jin)
Van bướm malaysia (ARV)
Van bướm Nhật Bản
Phân loại Van Bướm theo môi trường làm việc

Môi trường dược phẩm, thực phẩm: chúng ta có van bướm vi sinh inox

Môi trường nước thải: van bướm đĩa inox
Môi trường nước thải chưa sử lý: van bướm toàn thân inox
Môi trường nước sạch, khí nén: chúng ta dùng van bướm gang
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát
Email: vannuocvn@gmail.com
Hotline: 0963.232.628
Website: http://vannuoc.net

Không có nhận xét nào: Cách bảo trì van bướm

Đăng nhận xét

Top